CÂY LỘC VỪNG CÓ MẤY LOẠI KHÁC NHAU

Ở Việt Nam Cây Lộc Vừng có nhiều loại khác nhau, nhưng có dạng hình tương tự nhau với nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc Vừng (Miền Bắc), Cây Mưng (Miền Trung), Cây Chiếc, Cây Rau Vừng (Miền Nam).

Đặc điểm nhận dạng chung về Cây Lộc Vừng

Cây Lộc Vừng hay còn gọi là Chiếc, Lộc Mưng, cây có nguồn gốc từ các vùng đất ẩm ven biển Nam Á, Bắc Úc… Tại Đông Nam Á, Lộc Vừng phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo, với nhiều Giống Lộc Vừng khác nhau nhưng có hình dạng gần giống nhau.
Các Giống Lộc Vừng thường có đặc điểm chung là cây thân gỗ cao từ 7-25m. Lá Lộc Vừng hình thuôn hẹp, dài 20-40 cm và rộng 10-20 cm chiều rộng. Lá non mềm, bóng, màu xanh tím, có vị chát, hơi chua, nên được nhiều người thích dùng làm rau.
Hoa Lộc Vừng lớn, màu đỏ, hồng trắng, hoa tỏa mùi hương ngọt ngào thu hút dơi và bướm đêm để thụ phấn.

Quả: Loài Quả Lộc Vừng có có mặt cắt ngang giữa quả có hình hộp nên trong tiếng Anh còn gọi là Boxtree. Quả có đường kính 9-11 cm, có lớp xơ dầy bao quanh hạt, làm cho quả này trôi nổi trên nước biển và có thể tồn tại tới 10-15 năm, chúng phát tán giống như Quả Dừa.
Đây là một đặc điểm để căn cứ phân loại, những loài tiết diện ngang của quả hình tròn được xem là biến thể của loài này, có thể được phân chia thành loài khác hoặc không, chính đặc điểm này gây ra nhiều rắc rối trong việc phân loại Cây Lộc VừngHạt Lộc Vừng  có vỏ rắn, đường kính 4-5 cm.

Phân loại Các Giống Lộc Vừng

Ở Việt Nam cây Lộc vừng có nhiều loại khác nhau, nhưng có dạng hình tương tự nhau với nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc Vừng (Miền Bắc), Cây Mưng (Miền Trung), Cây Chiếc, Cây Rau Vừng(Miền Nam).
Loài Lộc Vừng phổ biến nhất: là Cây Chiếc hay Rau Vừng – Nam Bộ (Barringtonia Asiatica), có nguồn gốc từ môi trường sống ngập mặn trên bờ biển, hải đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Loài này được trồng dọc theo đường phố cho mục đích trang trí và bóng mát ở một số vùng của Ấn Độ, ví dụ trong một số thị trấn trên bờ biển phía Đông Nam. Nó còn được gọi là Boxtree do quả có hình hộp riêng biệt mà nó tạo ra. Loài này được mô tả và mang tên đầu tiên là Mammea Asiatica bởi Carl Linnaeus vào năm1753.

Ở Việt Nam loài này mọc hoang ở vùng ven biển Nam Bộ và vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.
Loài thứ hai là Cây Lộc Vừng Hoa Đỏ (Barringtonia Acutangula), loài này có nguồn gốc từ vùng đất ngập nước ven biển ở Miền Nam Châu Á  và Bắc Úc , từ Afghanistan về phía đông Philippines và đảo Queensland. Loài này là Cây Lộc Vừng được người Pháp du nhập và cho trồng ở quanh bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Đây là loài cây có công dụng dược liệu quan trọng.


Loại thứ ba là Cây Lộc Vừng Hoa Trắng hay Hồng (Barringtonia racemosa ( L. ) Roxb.). Loài này còn có tên là Lộc vừng Hoa Chùm, Chiếc Chùm. Có tên thường gọi trong tiếng Anh là Stream Barringtonia, Freshwater Mangrove, Indian Oak, Indian Putat, Fish killer tree.

CÁCH TRỒNG CÂY LỘC VỪNG MỚI BỨNG

Lộc Vừng là một loại cây ưa sáng, dễ trồng, nếu trồng cây con có bầu thì tỷ lệ sống rất cao. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người có xu hướng tìm mua Cây Lộc Vừng làm cảnh…không thể đem theo bầu đất nặng nề, cồng kềnh, hoặc đất bị rã ra trong khi bứng. Như vậy, làm thế nào trồng Cây Lộc Vừng mới bứng, cây không có đất đem về trồng tại vườn nhà cây vẫn sống được?

Lưu ý trước khi bứng cây

Trước khi bứng Cây Lộc Vừng trồng chỗ khác Bà con cần chú ý hướng cây mọc. Mặt nào, nhánh nào mọc hướng Đông thì về đặt theo hướng Đông, mé nào hướng Tây thì về đặt theo hướng Tây. Như vậy, sẽ không làm xáo trộn từ trường hiện có trong thân cây. Nếu nhiều cây, cần đánh dấu một hướng (Đông hoặc Tây) để dễ nhận biết trước khi trồng tại vườn nhà.
Ngoài ra trước khi bứng Cây Lộc Vừng, Bà con cần chú ý cắt hết đọt non, lá non. Cắt bỏ qua khỏi cành bánh tẻ (cành nửa già, nửa non). Rồi tỉa bớt lá cho cây giống. Cắt đầu rễ thật ngọt, không để bầm dập, trầy sướt. Trong quá trình vận chuyển, nếu bị trầy, dập thì trước khi vô chậu hoặc xuống đất phải cắt lại, rồi thoa thuốc kích thích ra rể. Nếu có thể, cần giữ những rể nhỏ li ti, lọai rể này mau hút nước, sẽ giúp cây cân bằng nước trong thân nhanh hơn.

Cần chuẩn bị đất và nước: Nên trồng ở những nơi mà đất có khả năng thoát nước tốt không bị úng. Nhiều người, khi bứng cây về trồng, thường tưới rất nhiều nước! Làm cây bị dư nước mà chết. Nước tưới phải vừa đủ, không quá ướt, không quá khô. Đối với những cây có thân mọng nước như xương rồng, sứ… thì không cần phải tưới trong vòng vài ba ngày đầu.

Cách trồng Cây Lộc Vừng mới bứng

Về trồng cây bứng không bầu đất Bà con cứ tiến hành trồng bình thường như những loại cây khác. Tuy nhiên, Bà con cần lưu ý cần giữ cây chắc chắn, đóng trụ giữ cây mới trồng được cố định, không bị gió, trẻ nhỏ, gia súc… làm lung lay, để tránh đầu rễ mới nhú bị gãy, dập, không phát triển được.

Cây mới bứng, rể mới cắt, gốc bị trầy xướt, dùng phân bón dễ làm thối gốc rễ. Khi cây chưa ra lá hoặc còn lá non. Bà con không nên dùng bất cứ loại phân bón vô cơ nào (trừ thuốc kích thích ra rể).
Cây mới bứng về trồng, tránh nắng chiếu thẳng hoàn toàn, che chắn khoảng 50% sáng là vừa. Không nên che quá nhiều, cây thiếu ánh sáng cũng không tốt. Cần nhớ là tránh đặt dưới tán cây lớn quá rợp, phải chủ động về ánh sáng. Khoảng 1-2 tuần, gỡ dần đồ che chắn để cây có ánh sáng đầy đủ, phù hợp với từng loại cây.


Trên mặt đất, có những nơi đặt cây thường hay chết, nhất là đối với những cây lớn. Vì thế, Bà con nên đánh dấu những nơi này và không trồng cây nơi đó. Nếu chỗ đặt cây hiện tại trong khoảng 3-4 tuần không ra đọt non, nên dời cách đó 1.5m thì cây sẽ có khả năng sống hơn.

CÂY LỘC VỪNG BỊ SÂU PHẢI LÀM SAO

Sâu Đục Thân là một trong những bệnh thường gặp trên nhiều loại Cây Cảnh, Cây Ăn Trái…Sâu Đục Thân có nhiều loại, nhưng đặc trưng của chúng đều là ăn hết lớp lõi gỗ bên trong cây, khiến cây yếu dễ đổ gãy và ngăn cản quá trình vận chuyển dinh dưỡng khiến cây có thể bị héo rồi chết. Chúng ta phải làm sao khi thức dậy mà nhìn thấy Cây Lộc Vừng của mình bị Sâu Đục Thân phá hoại?

Triệu chứng Sâu Đục Thân trên Cây Lộc Vừng

Các bạn có thể nhận biết Sâu Đục Thân thông qua một vài triệu chứng thường gặp là sâu thường thải mùn gỗ màu nâu trắng qua lỗ đục trên cây.
Vì thế, Nếu bạn thấy một lớp như mùn cưa quanh gốc chắc chắn cây của bạn đang bị Sâu Đục Thân.  Bạn dò theo lớp mùn sẽ thấy một cái lỗ mà từ đó sâu chui vào.

Phương pháp phòng trừ Sâu Đục Thân trên Cây Lộc Vừng

Cách phòng tránh: Cứ 15-20 ngày, bạn nên kiểm tra định kỳ quanh thân cây nếu thấy có một lỗ hổng nào thì cần xử lý ngay. Để đến khi phát hiện ra mùn thì tức là đã bị nặng rồi.

Ngoài ra còn một cách nữa để phòng bệnh, đó là bạn có thể dùng thuốc có tính dẫn lưu như Busudin bón quanh gốc cây, thuốc sẽ ngấm vào cây, sâu gặm cây sâu chết. Tuy nhiên cách này không nên dùng thường xuyên bởi hại cho người chăm sóc.


Cách trị Sâu Đục Thân: Khi phát hiện Sâu Đục Thân, bạn mua VIBAM loại dùng để diệt trùng tuyến. Dùng dây mây hoặc dây phanh xe đạp luồn vào trong lỗ, ngoáy cho chết sâu. Lấy kim tiêm hoặc bình xịt nước xịt thuốc vào trong lỗ đó. Thêm vào đó ta tẩm thuốc vào bông và bịt lỗ lại. Sâu sẽ chết và cây sớm được phục hồi.

CÂY LỘC VỪNG LÀM CÂY BONSAI CÓ ĐƯỢC KHÔNG

Cây Lộc Vừng được xếp vào bộ tứ Cây Phong Thủy Quý: Sanh-Sung-Tùng-Lộc. Vì thế, từ bao đời nay nó được trồng trong nhà với nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho gia chủ. Không chỉ vậy, Lộc Vừngcòn được dùng làm Cây Bonsai để làm quà biếu rất được ưa chuộng.

Cây Lộc Vừng rất thích hợp làm Cây Bonsai

Cây Lộc Vừng đang được người chơi cây cảnh rất mến mộ. Bởi nó hội tụ được nhiều ưu điểm mà cây cảnh cần có như:
Lộc Vừng mang ý nghĩa phong thủy: Cây nằm trong bốn loại cây cảnh quý: Sanh, Sung, Tùng, Lộc. Cái tên “Lộc” nghe đã hấp dẫn bởi đó cũng là mơ ước chính đáng của nhiều người.
Lộc Vừng là cây dễ trồng, dễ chăm sóc và tuổi thọ rất cao. Nếu muốn dùng làm Cây Bonsai người chơi cảnh có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm, chiết cành đều dễ dàng và nhanh phát triển.

Đặc điểm hình thái Lộc Vừng rất đẹp, thu hút người chơi Bonsai. Thân Cây Lộc Vừng xù xì, nhiều u bướu gởi cảm giác mộc mạc, dân dã và từng trải. Cành có dáng dụt dịt, khù khì trông rất bắt mặt. Lá hơi to nhưng thuôn, xanh mướt, mép có răng cưa nên không thô mà vẫn duyên, đặc biệt khi nảy lọc lại có mầu sắc đặc trưng của “Lộc”. Hoa Lộc Vừng khi hoa nở có hương thơm, hoa buông thành bức mành, mầu hồng tươi, trông thướt tha, mềm mại, quyến rũ, tương phản với dáng mộc mạc, cũ kỹ của thân cành, điều này càng làm nổi bật nét đẹp riêng chỉ cây lộc vừng mới có.

Lưu ý khi sử dụng Lộc Vừng làm Cây Bonsai

Lộc Vừng là loại Cây Bonsai quý,  giá thành với những Cây Lộc Vừng Cổ, thế đẹp rất mắc. Tuy nhiên, Các bạn vẫn cần lưu ý Mua Cây Giống Lộc Vừng, Cây Lộc Vừng Bonsai tại những Vườn ươm kiểng uy tín để tránh mua phải Lộc Vừng giả. Trồng mãi mà chỉ thấy lá không thấy hoa đâu.

Hạn chế của Cây Lộc Vừng là nếu để bình thường cây không tự buông rễ ở thân cây và cành như Đa, Sanh Si….và Cây thường trổ bông hoa đồng loạt, thời gian hoa nở lại ngắn nên có thời điểm Lộc Vừngra hoa đồng loạt toàn bộ, nhưng sau đó cả thời gian dài cây không ra hoa.


Nếu người chơi Bonsai khắc phục được những hạn chế này của cây, thì Lộc Vừng sẽ trở thành cây cảnh rất có giá trị nghệ thuật.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY LỘC VỪNG RA HOA ĐẸP

Cây Lộc Vừng là loại Cây Cảnh Đẹp rất được ưa chuộng, cây không khó trồng. Nếu để tự nhiên cây thường ra hoa đồng loạt một năm 2 lần, một lần vào giữa năm và một lần vào cuối năm.

Giới sành chơi cây kiểng thường rỉ tai nhau về cách chăm sóc Cây Lộc Vừng ra hoa đẹp, bền vào đúng dịp Tết để cầu mong mang “ Lộc” vào nhà.
Bài viết này, Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách chăm sóc để Cây Lộc Vừng ra hoa đẹp. Giúp bạn có được Cây Lộc Vừng Bonsai ra hoa theo ý muốn.

Về chế độ ánh sáng và phân bón

Lộc Vừng là loại cây ưa sáng, vì thế dù là trồng ở vườn hay trong chậu các bạn đều phải đặt cây ở những nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che bóng.
Nếu trồng Lộc Vừng ở dưới đất tự nhiên, bạn có thể trồng nơi ven bờ sông hồ, Cây Lộc Vừng sẽ ra hoa tự nhiên không cần xử lý kích thích, loài Cây Lộc Vừng có lá tròn nhỏ ( thường có xuất xứ từ miền Trung trở ra Bắc) sẽ siêng có hoa hơn Cây Lộc Vừng có lá dài to ( còn gọi là cây Chiếc hay cây Mực ).

Nếu trồng trong chậu cây sẽ rất khó ra hoa do điều kiện dinh dưỡng kém nên thường xuyên bón phân hữu cơ hoai mục và DAP để cây sinh trưởng tốt.

Kích thích để Lộc Vừng ra hoa đẹp, bền

Thông thường Lộc Vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 – 7 và 10 – 11 âm lịch. Lộc Vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt Lộc Vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.
Chọn thời điểm kích thích ra hoa: Thời gian từ khi kích thích đến khi ra hoa là 03 tháng, khi thấy Cây Lộc Vừng có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa. Nếu muốn Lộc Vừng ra hoa vào dịp Tết thì chọn đầu tháng 9, tháng 10  âm lịch bắt đầu kích thích ra hoa.

Cách kích thích Lộc Vừng ra hoa: Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho Lộc Vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì Lộc Vừng lại tiếp tục nở hoa.


Với các biện pháp trên, Chúng ta sẽ cho Lộc Vừng ra hoa gần như quanh năm, đột xuất có cây có hoa và quả ngay trong dịp tết nguyên đán.

CÂY LỘC VỪNG NÊN TRỒNG Ở ĐÂU

Lộc Vừng là loại Cây Kiểng Đẹp vì thế nó được ưa chuộng trồng ở nhiều nơi trên cả nước, từ những Chậu Lộc Vừng trồng làm kiểng trong Sân Vườn, Biệt Thự đến những công trình Chung Cư, Đô Thị…từ Bắc vào Nam đều có mặt Cây Lộc VừngTrồng Lộc Vừng rất dễ, song để Lộc Vừng phát triển và cho hoa đẹp người trồng cây nên chú ý điều kiện sống cho Cây Lộc Vừng.

Chọn đất và vị trí trồng Lộc Vừng

Đất trồng Lộc Vừng tốt nhất là đất thịt màu trộn với một ít tro trấu, phân chuồng khoai mục. Khi chọn chậu trồng thì các bạn nên chú ý là chọn chậu có lỗ thoát nước đễ tránh cây bị úng nước và thối rễ.
Trong kiến trúc xây dựng của người Á Đông, ngoài việc xây nhà theo lối kiến trúc cho hợp phong thủy thì khoảng sân trước nhà hay gọi là mặt tiền cũng được gia chủ chú ý cho trồng nhiều cây xanh để không gian luôn được mát mẻ, tràn đầy sức sống. Cây Lộc Vừng không chỉ tôn lên cảnh quan đẹp mà còn mang lại nhiều may mắn thịnh vượng cho mọi người thân trong gia đình bạn.

Lộc Vừng là loài cây có thân gỗ lâu năm, lại không nằm trong nhóm cây kiên kị nên nhất định phải trồng ngày trước sân nhà. Bên cạnh đó, dù thân cao lớn cây cũng không cản gió mát lành vào nhà. Các bạn nên lưu ý nếu đã trồng một Cây Lộc Vừng thì nên kết hợp với vài ba cây cổ thụ khác cho đúng phong thủy và lời kiêng “Không trồng duy nhất một cây cổ thụ”.

Trồng Lộc Vừng ở nơi có ánh sáng và đủ nước

Trồng Lộc Vừng cũng giống như trồng các loài cây cảnh khác, chúng ta phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ánh sáng cho cây phát triển.
Tưới nước đầy đủ: Lúc mới trồng Lộc Vừng bạn nên tưới nước vừa phải để giữ độ ẩm cho cây phát triển rễ. Sau khi cây phát triển mạnh, ta tưới nước thoải mái cho cây phát triển nhưng không được để ứ nước trong chậu.

Cây Lộc Vừng là loài cây ưa sáng, nên khi trồng thì phải đặt chậu ở nơi có đầy đủ ánh nắng. Cây trồng trong chậu nên rất cần nhiều chất dinh dưỡng, nên chúng ta thường xuyên bón phân cho cây, phân bón tốt cho cây là phân hữu cơ và DAP để giúp cho cây dễ sinh trưởng. Để cây Lộc Vừng ra hoa bền và lâu chúng ta bón thêm phân NPK, rãi xung quanh gốc cây sau đó dùng đất lắp lại.


Cây phát triển tốt sẽ cho hoa đẹp, đem đến sự hài hòa cho ngôi nhà của bạn, đem đến sự tài lộc cho gia chủ, sự thịnh vượng hạnh phúc cho mỗi gia đình.

CHĂM SÓC CÂY LỘC VỪNG TRONG CHẬU

Cây Lộc Vừng là một loại Cây Cảnh Bonsai đẹp vì thế nó được nhiều người trồng trong chậu để làm cảnh. Trồng Cây Lộc Vừng không khó bởi Lộc Vừng rất dễ sống nhưng chăm chút để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong chậu…lại là việc không dễ chút nào.  Bài viết này của chúng tôi sẽ hướng dẫn Bà con cách chăm sóc Cây Lộc Vừng khi được trồng trong chậu.

Lưu ý về cách trồng Lộc Vừng trong chậu

Lộc Vừng cũng như những loại cây cảnh khác, Bà con có trồng đúng kỹ thuật thì việc chăm sóc mới đơn giản mà hiệu quả.
Bể, chậu…trồng Lộc Vừng nhất định Bà con phải có lỗ thoát nước. Đất trồng Lộc Vừng tối ưu là đất màu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục.
Sau khi trồng xong Lộc Vừng, Bà con tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi cây phát triển mạnh, chứng tỏ bộ rễ ở dưới đã khỏe, Bà con ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng cũng không được để úng nước.

Bởi nếu rễ bị ngập trong nước không thoát được khí sẽ bị thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây héo rũ rồi chết. Còn muốn để bầu Cây Lộc Vừng ngâm trong bể , chậu…thì khi mới trồng vào bể, chậu…phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, luôn luôn tưới nước giữ độ ẩm, khi nào bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, bò ra cả ngoài gạch đá thì ta bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại, ngâm cho bầu rễ trong nước thỏa mái cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa.

Cách chăm sóc Cây Lộc Vừng trong chậu

Cũng tương tự giống như chăm chút các cây cảnh khác, Bà con chỉ cần đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía.

Hàng ngày, Bà để ý tưới đủ nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Bà con luôn luôn quan sát triệt hạ côn trùng bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng, Bà con tưới nước phân bổ sung cho cây một lần. Sau hai, ba năm Bà con trồng lại, thay đất mới cho cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.